Lịch sử Tiếng_Santal

Theo nhà ngôn ngữ học Paul Sidwell, các ngôn ngữ Munda có lẽ được đem đến bờ biển Odisha từ Đông Dương vào khoảng 3500-4000 năm trước và lan tỏa không lâu sau cuộc di cư Ấn-Arya đến Odisha.[5]

Cho đến thế kỷ thứ XIX, tiếng Santal vẫn không có chữ viết và tất cả các kiến thức được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự quan tâm của người châu Âu đối với việc nghiên cứu các ngôn ngữ của Ấn Độ đã dẫn đến những nỗ lực đầu tiên trong việc ghi chép lại ngôn ngữ Santal. Chữ Bengal, chữ Odiachữ Latinh lần đầu tiên được sử dụng để viết tiếng Santal trước những năm 1860 bởi các nhà nhân chủng học, nhà dân gian và nhà truyền giáo châu Âu bao gồm AR Campbell, Lars SkrefsrudPaul Bodding. Những nỗ lực của họ đã cho ra đời các phiên bản từ điển tiếng Santal về truyện dân gian và nghiên cứu về hình thái, cú pháp và cấu trúc ngữ âm của ngôn ngữ này.

Chữ Ol Chiki được tạo ra bởi nhà thơ Mayurbhanj Raghunath Murmu vào năm 1925 và lần đầu tiên được công bố vào năm 1939.[6][7]

Ol Chiki là chữ viết tiếng Santal được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng Santal. Hiện tại ở Tây Bengal, Odisha và Jharkhand, chữ Ol Chiki là chữ viết chính thức cho văn học & ngôn ngữ Santal.[8][9] Tuy nhiên, người dùng tại Bangladesh lại sử dụng chữ Bengal để thay thế.

Bảng Unicode Ol Chiki
Official Unicode Consortium code chart: Ol Chiki script Version 13.0
 0123456789ABCDEF
U+1C5x
U+1C6x
U+1C7x᱿

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiếng_Santal http://www.andovar.com/resource-center/languages/s... http://www.ethnologue.com/21/language/sat/ http://professorkhudiramdas.com/files/ebooks/Bangl... http://wesanthals.tripod.com/id54.html http://wesanthals.tripod.com/index.html http://censusindia.gov.in/Census_Data_2001/Census_... http://www.ntm.org.in/languages/Santali/default_Sa... http://www.ugcnetonline.in/Subject_Code_95.pdf http://globalrecordings.net/en/language/16318 http://glottolog.org/resource/languoid/id/maha1291